Những tác hại của thận yếu – Bác sĩ khuyên bạn chớ xem thường
Thận là cơ quan giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài, vì thế tác hại của thận yếu gây cho sức khỏe người bệnh rất khôn lường, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những tác hại khi bị thận yếu để người bệnh nhận biết sớm mà chữa trị kịp thời.
Thận yếu khiến chức năng của thận bị suy giảm, hình thành các bệnh lý liên quan như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận, phì đại tuyến tiền liệt… làm suy thận mạn tính rất nguy hiểm.
I. Những tác hại của thận yếu mà người bệnh cần lưu ý
Chuyên gia Y khoa Ledezma – Học viện Nội tiết Bắc Ai-len cho biết, thận được xem là “người hùng thầm lặng” của cơ thể con người. Ngoài chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải dư thừa từ máu, điều hòa bài tiết kali và cân bằng nồng độ acid, giúp điều chỉnh huyết áp ổn định.
Khi gặp bệnh thận yếu thì những triệu chứng thường rất kín đáo, khó phát hiện; đến khi phát tán sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng:
1. Tăng cân hoặc sưng phù
Thận đóng vai trò khá quan trọng để đào thải chất thải trong cơ thể qua đường bài tiết.
Theo Tiến sĩ Mateo Ledezma – Trung tâm Y khoa Kaiser Permanente của Hoa Kỳ cho biết, nếu thận bị suy yếu, những chất độc có thể tích trữ trong cơ thể làm tăng khả năng tích nước trong các mô, gây phù nề, sưng và tăng cân ở người bệnh.
2. Huyết áp tăng cao
Một khi thận bị tổn thương, việc kiểm soát và đảm bảo huyết áp ở mức ổn định thường rất khó khăn.
Khi huyết áp bất ổn, áp lực trong mạch máu luôn cao ngất khiến thận bị gây hại, làm tình trạng thận yếu càng thêm trầm trọng.
3. Rối loạn nhịp tim
Việc chức năng thận bị suy giảm khiến nồng độ các chất trong cơ thể mất cân bằng và không thể kiểm soát cũng như điều hòa hợp lý.
Khi thận yếu thì việc điều tiết chất Kali gặp nhiều khó khăn, khiến chất này gây rối loạn nhịp tim, khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thở gấp và ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể gây đột quỵ.
4. Táo bón
Người bị bệnh thận yếu luôn luôn gặp tình trạng táo bón. Vì khi chức năng của thận suy giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển hóa thức ăn, lọc chất độc hại… vô hình chung dẫn đến triệu chứng táo bón.
5. Đi tiểu nhiều vào ban đêm
Thận chức năng giảm sút, hoạt động kém sẽ làm tăng khả năng tích nước khiến lượng nước tiểu giảm, độc tố tích trữ trong cơ thể ngày càng nhiều.
Người thận yếu đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Mỗi khi đi tiểu thường đau buốt, vừa tiểu tiện vẫn có cảm giác chưa đi hết, phía dưới bàng quang dường như vẫn chứa nước tiểu. Hơn nữa, lượng nước tiểu thường nhiều hơn lúc thông thường.
6. Đau thắt lưng hoặc sườn lưng
Khi thận bị hư yếu, bệnh nhân dễ nhận thấy tình trạng đau ngang thắt sống lưng, mỗi khi vận động đều có thể khiến bệnh nhân đau nhức lưng hoặc sườn, thậm chí đi kèm với đau cả vùng chân. Đau vùng sườn và lưng có thể ảnh hưởng tới quá trình hoạt động hoặc công việc trong ngày.
7. Tác hại của thận yếu là gây suy dinh dưỡng
Thận yếu gây cho sức khỏe nhiều suy yếu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gây sút cân. Nếu kéo dài tình trạng này dễ gây suy nhược cơ thể, thậm chí suy dinh dưỡng cấp.
Nguyên nhân cốt lõi là khi thận yếu, các protein – dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể – bị thất thoát khá nhiều khiến người bệnh không đủ chất, khiến cơ thể gầy yếu dẫn tới suy dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện cho các cơ hội khác tấn công.
8. Chứng suy thận xuất hiện
Thận yếu lâu ngày dễ gây suy thận cấp và mạn tính:
+ Suy thận cấp tính là giai đoạn phát bệnh ban đầu, khiến người bệnh nhiều mệt mỏi, ăn ngủ không yên, nếu chữa trị sớm thì bệnh sẽ dứt điểm.
+ Suy thận mạn tính là chứng bệnh nghiệm trọng, áp dụng phương pháp chạy thận theo định kỳ; nếu nghiêm trọng có thể sẽ phải chỉ định tiến hành phẫu thuật cấy ghép thận.
II. Những lưu ý cần thực hiện để ngăn ngừa thận yếu
Để giảm thiểu nguy cơ suy thận, những người bị chứng thận yếu không thể chủ quan mà cần có những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, mới có thể giúp việc điều trị chứng thận yếu đạt được hiệu quả cao:
1. Uống đủ nước
Uống đủ nước là “liều thuốc” đã được chứng minh rất cần thiết cho sức khỏe của thận, giúp duy trì chức năng thận được tốt hơn.
Uống đủ nước còn giúp thận cân bằng các ion và hoạt dịch trong cơ thể, loại bỏ độc tố và natri ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ xuất hiện sỏi thận, suy thận.
2. Tránh hút thuốc, uống rượu
Hút thuốc không chỉ gây tổn thương cho phổi và tim, nó còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chức năng của thận.
Điều này có thể hiểu là do việc hút thuốc để lại nhiều protein có hại trong nước tiểu, khiến thận làm việc “quá sức” dẫn đến suy giảm chức năng của thận.
Việc uống 3 – 4 cốc rượu mỗi ngày đều làm gia tăng nguy cơ mắc chứng suy thận mạn tính. Nếu kết hợp với việc hút thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ lên gấp 5 lần nguy cơ.
3. Tránh ăn nhiều thịt hoặc chất đạm
Protein chứa trong thịt động vật tạo ra một lượng lớn các acid cao rất có hại cho quá trình xử lý chất thải của thận. Từ đó dẫn tới tình trạng thận không đào thải hết lượng axit dư thừa hiệu quả, gây suy yếu chức năng thận.
4. Ngủ đủ giấc
Theo các nhà khoa học, cơ thể người lớn cần ngủ đủ 6 – 8 tiếng mới giúp cơ thể hồi phục lại năng lượng sau một ngày dài làm việc vất vả.
Vì nhiều lý do, người bệnh không ngủ đủ thời gian mỗi ngày, kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe cho thận, tăng huyết áp…
5. Không ăn quá nhiều đường, muối
Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp, tiểu đường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận. Muối chứa nhiều natri có thể dẫn tới tăng huyết áp, lại có thể gây ảnh hưởng khả năng lọc máu của thận.
Bên cạnh việc thay đổi các thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày bạn cần có giải pháp điều trị hiệu quả để hồi phục tổn thương và chức năng thận. Các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược là giải pháp khắc phục thận yếu hiệu quả hiện nay. Nguyên lý trị bệnh theo Đông y đều bắt nguồn từ việc bổ thận, phục hồi chức năng thận.
6. Điều trị thận yếu, tăng cường chức năng thận từ thảo dược
Mãnh lực Trường xuân do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị khám chữa bệnh hàng đầu bằng YHCT bào chế là sản phẩm 100% dược liệu sạch tự nhiên đạt chuẩn GACP-WHO, được phát triển bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành.
Mãnh lực Trường xuân bao gồm bài thuốc bốc thang dạng cao uống (Bổ thận hoàn, Đại bổ hoàn), sản phẩm dạng viên hoàn và bài thuốc ngâm rượu. Sản phẩm kết hợp hàng chục dược liệu quý như: Sâm cau, Tỏa dương, Dâm dương hoắc, Nhục thung dung, Ba kích… giúp bổ thận, bổ huyết, phục hồi chức năng thận và tạng phủ ngay liệu trình đầu tiên. Khắc phục các triệu chứng thận yếu, tăng cường sinh lý hiệu quả, an toàn, ngăn tái phát.
>> Thông tin chi tiết về Mãnh lực Trường xuân và giải pháp điều trị thận yếu bằng thảo dược Đông y tại Trung tâm Thuốc dân tộc quý độc giả xem thêm chuyên gia tư vấn: Thận yếu và cách điều trị hiệu quả từ thảo dược
Trên đây là tác hại của chứng thận yếu và những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Vì những dấu hiệu của bệnh thận yếu rất khó phát hiện, nếu để lâu ngày dễ gây những biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!
Song Lam
> Xem thêm Video: Hiệu quả của Mãnh lực Trường xuân theo ý kiến chuyên gia
Tìm hiểu thêm: Chữa suy thận bằng thuốc nam trong 2 tháng.
Ngày đăng: 28/09/2021 - Cập nhật lúc: 6:25 PM , 28/09/2021
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!