Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Hẹp bao quy đầu là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu và viêm nhiễm bao quy đầu và rất dễ bị ung thư dương vật. Tuy vậy hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em hoàn toàn có thể khắc phục được dễ dàng mà không cần phải phẫu thuật, các bậc phụ huynh có con nhỏ nên tìm hiểu các triệu chứng của hẹp bao quy đầu để có thể nhận biết và chữa trị cho con.
Thế nào là hẹp bao quy đầu?
Hẹp bao quy đầu chỉ tình trạng khi dương vật của trẻ cương cướng, phần bao quy đầu vẫn bao phủ hoàn toàn đầu dương vật mà không thể lột ra khỏi quy đầu được.
Bao quy đầu bị hẹp ( trái) và bao quy đầu bình thường (phải)
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em được chia làm 2 loại là :
- Hẹp bao quy đầu sinh lý: Hiện tượng này thường gặp ngay từ khi trẻ sinh ra và theo thời gian khi dương vật phát triển to hơn bao quy đầu dần dần cũng tự tách khỏi quy đầu được.
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Bệnh phát triển thứ phát sau khi trẻ mắc các căn bệnh viêm nhiễm tạo bộ phận sinh dục dẫn đến tình trạng xơ sẹo hóa và gây hẹp bao quy đầu.
Các biểu hiện nhận biết hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Không khó để nhận biết trẻ đang bị hẹp bao quy đầu, gặp phải hiện tượng này trẻ sẽ có những biểu hiện như:
- Trẻ thường phải rặn khi đi tiểu
- Tia nước tiểu gần và có khi bắn ra ngoài thành 2-3 tia nhỏ
- Khi trẻ đi tiểu phần bao da sẽ căng tròn như bong bóng
- Trẻ hay bị tắc tiểu, nhiễm trùng tiểu tái phát
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cách điều trị và khắc phục hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Hầu hết trẻ đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý, bao quy đầu của trẻ có thể tự tách ra khi bé được 3-4 tuổi . Tuy nhiên cha mẹ nên tìm cách khắc phục bệnh cho trẻ ngay từ lúc mới phát hiện để tránh các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe do tác hại của bệnh. Cách điều trị hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em như sau:
- Trường hợp trẻ dưới 5 tuổi bị hẹp bao quy đầu: Dùng thuốc corticosteroid chứa hàm lượng dexamethasone 0,1 % thoa lên bao quy đầu của bé 3 lần mỗi ngày liên tục trong khoảng 6 tuần. Loại thuốc này sẽ giúp bao quy đầu giãn ra và có thể tự tuột xuống được. Cha mẹ cần dùng theo khi được sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
- Với những trẻ lớn hơn: Sau khi bôi thuốc theo hướng dẫn như trên mà không đạt hiệu quả thì cần phải thực hiện tiểu phẫu để cắt bao quy đầu. Kỹ thuật cắt bao quy đầu được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng, không chảy máu và ít gây đau. Cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà ngay sau khi cắt bao quy đầu và đã nghỉ ngơi tại chỗ 1-2 tiếng.
Việc khắc phục hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em nên được thực hiện tốt nhất khi trẻ mới được 1-2 tuổi bởi nếu can thiệp quá muộn khi trẻ đã đến tuổi trưởng thành thì bao quy đầu sẽ khó mà bóc tách hết được. Thêm vào đó việc để bệnh kéo dài qua nhiều năm có thể khiến bao quy đầu trở nên xơ chai hoặc bị viêm nhiễm và biến chứng thành ung thư đe dọa đến tính mạng của bé. Đây là chứng bệnh đơn giản nhưng không thể xem nhẹ.
Ngày đăng: 12/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:31 AM , 12/09/2021
Bài được quan tâm
Khám phá ngay liệu trình giúp tăng cường sinh lý nam tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
7 cách làm to dương vật giúp cậu nhỏ to và dài lên vài “centimet”
Liệu pháp tăng cường sinh lý cho hiệu quả trông thấy từng ngày do chuyên gia tiết lộ
Phụ nữ ham muốn tình dục nhất ở tuổi bao nhiêu? Giải mã bí ẩn
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!