Các phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận
Suy thận là bệnh lý diễn biến phức tạp nên việc chẩn đoán bệnh suy thận thường khó khăn hơn nhiều bệnh lý khác.
Không chỉ phân biệt giữa bệnh suy thận và những bệnh lý khác mà bệnh suy thận còn xảy ra ở hai dạng: suy thận cấp và suy thận mãn tính. Chính vì diễn biến phức tạp này mà việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn và mất nhiều thời gian. Bài viết sẽ chỉ ra các phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận.
Phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận mãn tính
Suy thận mãn tính có diễn biến chậm, có thể kéo dài nhiều năm. Chính vì vậy người bệnh khó khăn khi phát hiện bệnh, việc chẩn đoán vì thế cũng gặp nhiều cản trở.
Đối với bệnh suy thận mãn tính, người bệnh sẽ được chẩn đoán bằng những phương pháp sau:
1. Sinh thiết thận
Đây là bước đầu tiên được bác sĩ thực hiện, bác sĩ sẽ trao đổi về tiền sử bệnh của bạn. Nếu bạn có tiền sử mắc những bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, khả năng bạn bị suy thận mãn tính rất cao. Bởi những bệnh lý này gây tổn thương lên mạch máu, ảnh hưởng đến chức năng đào thải của thận, gây ra bệnh suy thận.
Sau đó chuyên gia sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp chẩn đoán chi tiết hơn để xác định đúng bệnh.
2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán chính xác và được nhiều bác sĩ thực hiện. Thận là cơ quan đào thải và thanh lọc, ngay khi chức năng thận gặp vấn đề, hàm lượng điện giải và những thành phần khác trong máu sẽ có sự thay đổi. Chính sự bất ổn này sẽ giúp bác sĩ xác định đúng bệnh lý mà bạn đang mắc phải.
Dễ dàng nhận thấy nhất là những thành phần trong chất thải có trong máu của bạn như creatinine và ure,…
3. Xét nghiệm nước tiểu
Ngoài việc xét nghiệm máu, người bệnh sẽ được xét nghiệm nước tiểu để xác định một số thành phần trong nước tiểu.
Nước tiểu có những dấu hiệu bất thường chính là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh suy thận. Do đó, đây là phương pháp rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh suy thận mãn tính.
4. Siêu âm hình ảnh
Suy thận không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thận mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc thận, do đó bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thận để thử nghiệm hình ảnh. Bằng việc quan sát những tổn thương ở mô thận, bác sĩ có thể xác định đúng bệnh lý.
Ngoài ra, nếu có một số trường hợp phát sinh bác sĩ có thể thực hiện thêm những xét nghiệm hình ảnh khác để chẩn đoán một cách chính xác nhất.
5. Thử nghiệm mô thận
Thử nghiệm mô thận được thực hiện khi bệnh lý có những chuyển biến phức tạp và khó xác định. Bác sĩ sẽ dùng kim châm để lấy mô thận và xét nghiệm.
Cách này được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, bởi những vấn đề trong thận sẽ biểu hiện rõ ràng ở mô tế bào.
Một vài cơ sở có thể tiến hành kiểm tra huyết áp, bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thận thường gặp. Nguyên nhân này đang có dấu hiệu gia tăng khiến nhiều chuyên gia thực hiện phương pháp chẩn đoán này hơn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh suy thập cấp tính
Suy thận cấp tính phát triển nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Suy thận cấp tính có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh được chấn đoán chính xác và khắc phục kịp thời.
1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định là phương pháp chẩn đoán dựa trên những biểu hiện của người bệnh như tiểu ít, tiểu nhiều lần, vô niệu,… Tương tự như bệnh suy thận mãn tính, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định nồng độ những thành phần điện giải. Nếu thành phần vượt mức, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát kích thước thận.
Vì có tiến triển nhanh chóng, thận mấy khả năng đào thải đột ngột khiến nước tiểu ứ đọng làm cho thận có kích thước lớn hơn bình thường. Đây là biểu hiện khá đặc trưng của bệnh suy thận cấp.
2. Chẩn đoán phân biệt
Suy thận cấp thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh suy thận mãn tính, chính vì vậy chuyên gia sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt để xác định đúng bệnh.
Khác với suy thận mãn, suy thận cấp là căn bệnh cấp tính có tiến triển nhanh chóng chính vì vậy gây ra những sự thay đổi đột ngột. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và xác định những triệu chứng đặc trưng của suy thận cấp.
- Suy thận cấp khiến thận có hình dáng lớn hơn bình thường, còn suy thận mãn tính thì ngược lại.
- Người bị suy thận cấp thường có triệu chứng thiếu máu nhẹ và vừa.
- Các thay đổi trong cơ quan xuất hiện một cách bất ngờ và gây ra những thay đổi đột ngột. Thường thấy là huyết áp tăng nhanh đột biến.
Suy thận cấp có diễn biến nhanh chóng và phức tạp, bác sĩ có thể thực hiện thêm nhiều xét nghiệm để xác định bệnh một cách chính xác nhất.
3. Chẩn đoán nguyên nhân
Vì nguyên nhân gây bệnh suy thận cấp thường xuất hiện cấp tính, bằng việc xác định nguyên nhân gây suy thận, bác sĩ có thể xác định được bệnh tình chính xác.
Gồm 3 nguyên nhân: trước thận, tại thận và sau thận, những nguyên nhân này thường xuất hiện đột ngột khiến thận mất chức năng rất nhanh chóng. Chính vì sự đột ngột này mà bác sĩ khó khăn trong việc chẩn đoán.
Mặc dù bệnh suy thận mãn khiến chức năng thận không còn khả năng phục hồi, song bệnh ít gây nguy hiểm vì tiến triển chậm. Ngược lại, suy thận cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng nếu hàm lượng ure tăng quá cao và không can thiệp kịp thời. Suy thận cấp làm mất chức năng thận một cách đột ngột khiến các cơ quan trong cơ thể chịu những ảnh hưởng rất đột ngột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận là cách xác định bệnh chính xác nhất, nhất là đối với bệnh lý tiến triển phức tạp như suy thận. Chẩn đoán bệnh chính xác chính là bước đầu tiên trong quá trình chữa trị, nếu chẩn đoán đúng bệnh sẽ sớm được khắc phục.
Phương Thảo
Tham khảo thêm:
Ngày đăng: 20/09/2021 - Cập nhật lúc: 1:00 PM , 21/09/2021
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!