Mắc bệnh suy thận có chữa khỏi được không?

“Bệnh suy thận có chữa khỏi được không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là đối tượng bị suy thận mãn tính.

Thận là cơ quan có chức năng giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài. Thận yếu, suy thận khiến cho quá trình đào thải gặp nhiều khó khăn, chất độc tích tụ, ứ đọng trong máu dễ hình thành những bệnh lý liên quan như phì đại tuyến tiền liệt, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận… Nguy hiểm là vậy, bệnh suy thận có chữa được hay không? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi những thông tin sau.

Suy thận ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Mỗi con người có hai quả thận: thận phải và thận trái nằm trong khoang bụng, ở hai bên cột sống, giữa lưng và trên thắt lưng. Thận có nhiệm vụ loại bỏ chất điện giải từ máu và chất thừa như muối, chất điện giải, nước. Đồng thời thận còn có vai trò kiểm soát chức năng khác của cơ thể như điều hòa huyết áp… Cụ thể:

suy thận có chữa khỏi được không
Thận yếu gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố, chất thải ra ngoài cơ thể.

  • Duy trì cân bằng nước, nồng độ chất khoáng như kali, natri, phốt pho trong máu…
  • Loại bỏ những sản phẩm thải từ máu, chất có hại khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất hay thuốc, chất thải từ hoạt động cơ bắp.
  • Sản sinh enzym renin giúp điều chỉnh huyết áp.
  • Sản sinh erythropoietin kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.
  • Sản xuất vitamin D giúp xương phát triển.

Suy thận khiến cho những chức năng trên đều bị suy giảm, có thể giảm đột ngột được gọi là suy thận cấp hoặc cũng có thể giảm từ từ được gọi là suy thận mạn. Dù nhanh hay chậm, bệnh đều khiến cho cơ thể mất đi một lượng lớn chất điện giải, chất độc bị tích lũy trong máu, không thoát ra ngoài được gây nên một số biểu hiện rối loạn như sưng mắt cá chân, nôn mửa, ngủ kém, suy nhược cơ thể, thậm chí là khó thở.

Không chỉ vậy, thận yếu, suy thận cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm về số lượng và kích thướt tế bào hồng cầu trong máu hơn so với thông thường, cũng vì thế mà oxy ít được cung cấp đến tế bào cho cơ thể gây nên các biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược, mặt xanh xao….

Nhiều nghiên cứu cũng cũng cho thấy, suy thận khiến bệnh nhân dễ gặp vấn đề về tim mạch hơn so với người bình thường. Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu cho các ca nhập viện và tử vong ở bệnh nhân lọc máu. Suy thận còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch khác như: suy tim sung huyết, tắc nghẽn mạch máu đến tim,…

⇒ Suy thận gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nếu không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời, thận có thể ngưng hoạt động hoàn toàn. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây tử vong.

Tham khảo thêm: Những biến chứng cho thấy sự nguy hiểm của bệnh suy thận

Giải đáp: Mắc bệnh suy thận có chữa khỏi được không?

Theo bác sĩ Nguyễn Việt Hà, chuyên khoa Tiết Niệu, bệnh viện Bình Dân: “Suy thận có hai dạng là suy thận cấp và suy thận mãn. Suy thận cấp có thể khỏi nếu điều trị kịp thời, đúng phương pháp hoặc chúng cũng có thể chuyển thành suy thận mãn. Song, suy thận mãn tính thì không phục hồi qua điều trị hay biện pháp nào khác.”

suy thận mãn tính có khỏi được không
Bệnh suy thận cấp có thể điều trị khỏi hoặc chuyển thành suy thận mạn. Còn suy thận mạn thì không thể phục hồi qua điều trị hay biện pháp nào khác.

Suy thận cấp là tình trạng hai quả thận đột ngột ngừng hoạt động. Giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu. Khi bệnh chuyển nặng, bệnh nhân thường ăn ngủ không yên, người mệt mỏi, huyết áp tăng giảm bất thường, bầm hoặc chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân. Đối với dạng này, nếu được điều trị đúng phương pháp, chức năng của thận có thể được khôi phục.

Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, khả năng lọc cầu thận giảm dần đều kéo dài hơn 3 tháng, bệnh được gọi là suy thận mãn tính (CKD). Căn cứ vào tốc độ lọc cầu thận (GFR), Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kì đã chia bệnh thần thành 5 giai đoạn:

  • Suy thận cấp độ 1: Tốc độ lọc cầu thận bình thường hoặc tăng cao (GFR > 90 ml/ phút). Bệnh chưa biểu hiện triệu chứng hoặc không có dấu hiệu nào cho thấy thận bị tổn thương.
  • Suy thận cấp độ 2: Tốc độ lọc cầu thận GFR = 60 – 89 ml/ phút. Tương tự giai đoạn trên, suy thận cấp độ 2 thường không có biểu hiện hoặc ít khi biểu hiện ra triệu chứng.
  • Suy thận cấp độ 3: Tốc độ lọc cầu thận GFR = 45 – 59 ml/ phút. Bệnh nhân gặp một số biến chứng do chất thải, độc tố tích tụ tại cơ thể nhiều hơn như: đau lưng, tiểu nhiều hoặc ít hơn so với thông thường, sưng ở bàn chân, bàn tay…
  • Suy thận cấp độ 4: Tốc độ lọc cầu thận GFR = 15 – 29 ml/ phút. Giai đoạn này bệnh nhân được chỉ định lọc máu.
  • Suy thận cấp đô 5: Tốc độ lọc cầu thận GFR < 15 ml/ phút. Thận gần như mất hết chức năng.

Suy thận mãn tính đặc biệt nguy hiểm vì bệnh không có triệu chứng ban đầu và triệu chứng chỉ được biểu hiện cho đến khi đã tiến triển. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng muộn như: nôn mửa, buồn nôn, ăn không ngon, ngứa ran, thở gấp, đau dạ dày, nóng đốt tay chân, suy giảm ham muốn tình dục. thiếu máu, đau cơ và xương…

Căn cứ vào giai đoạn bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ có những biện pháp chạy chữa cho bệnh nhân:

Đối với trường hợp suy thận mãn còn nhẹ, hoặc bệnh chỉ ở giai đoạn 2 -3 thì hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp điều chỉnh rối loạn bệnh: truyền dịch, máu, chống nôn, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, điều chỉnh rối loạn nước điện giải, uống chế phẩm có khả năng hấp thu bớt độc tố, hạn chế sự suy giảm chức năng của thận. Bệnh nhân không cần thực hiện công tác chạy thận, ghép thận mà vẫn có thể duy trì được sự sống.

Đối với trường hợp tổn thương nặng, việc chạy thận, lọc máu ngoài cơ thể, lọc màng bụng là chỉ định gần như có tính bắt buộc. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 5, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị thay thế thận gồm: thẩm phân phúc mạc, ghép thận.

Ghép thận là lấy một quả thận của người còn khỏe mạnh hoặc của người bị chết não đem ghép vào bụng. Đây là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhưng vô cùng tốn kém, công phu, đòi hỏi thực hiện ở những bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn, chính xác, tỉ lệ thành công cao.

Tóm lại, thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc bỏ chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể. Sự suy giảm chức năng cơ quan này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của con người. Bị suy thận có chữa khỏi được không? Câu trả lời là suy thận cấp tính nếu được điều trị đúng đắn sẽ khỏi bệnh.

Còn đối với dạng suy thận mãn tính, bệnh tiến triển âm thầm và lặng lẽ thì việc điều trị chỉ hướng đến công tác giảm sự suy yếu chức năng. Trong một số trường hợp suy thận nặng, bệnh nhân buộc phải chạy thận, ghép thận với mức chi phí vô cùng đắt đỏ. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, khi nhận thấy các biểu hiện thận yếu bạn nên có giải pháp khắc phục ngay để tránh biến chứng suy thận.

Giải pháp khắc phục thận yếu và hỗ trợ trong quá trình điều trị suy thận từ thảo dược Đông y – Mãnh lực Trường xuân do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế được đông đảo bệnh nhân tin tưởng, chuyên gia khuyên dùng.

>> Click tại đây để biết thêm chi tiết: Giải pháp điều trị thận hư, thận yếu từ thảo dược tự nhiên

Hoàng Mai

Xem thêm Video: Hiệu quả của Mãnh lực Trường xuân theo ý kiến chuyên gia

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ngày đăng: 20/09/2021 - Cập nhật lúc: 1:00 PM , 21/09/2021

Ẩn

Ráo riết săn lùng “THẦN DƯỢC SUNG SƯỚNG" giúp “yêu” LÂU VÀ SÂU

Xem ngay

Bình luận

Mắc bệnh suy thận có chữa khỏi được không?

Bình luận

  1. Hồ Thị Thu Na says: Trả lời

    Em thấy mình có biểu hiện đi tiểu có nhiều bọt, bị đau lưng và khuôn mặt hay bị phình to mỗi sáng thức dậy. Em rất lo lắng và không biết mình có bị suy thân không nữa. Mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Bác Sĩ Nam Khoa Chỉ Cách Xử Lý Xuất Tinh Sớm Quan Hệ Lâu Ra Giữ Lửa Phòng The

Cách Xử Lý Rối Loạn Cương Dương Kéo Dài Thời Gian Quan Hệ Từ Thảo Dược Tự Nhiên

Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương Nên Dùng Loại Nào? Chuyên Gia Tư Vấn

Cách Xử Lý Rối Loạn Cương Dương Kéo Dài Thời Gian Quan Hệ Từ Thảo Dược Tự Nhiên

Rối Loạn Cương Dương “Cậu Nhỏ” Bỗng Nhiên “Hóa Bún” Và Cách Xử Lý Từ Thảo Dược

Thuốc Xử Lý Xuất Tinh Sớm Dùng Loại Nào Để Quan Hệ Lâu Ra Tự Tin “Chinh Chiến”

Bác Sĩ Nam Khoa Chỉ Cách Xử Lý Xuất Tinh Sớm Quan Hệ Lâu Ra Giữ Lửa Phòng The

Xuất Tinh Sớm “Cuộc Yêu” Chóng Tàn Và Cách Quan Hệ Lâu Hơn, Phòng The Viên Mãn

[Góc Tâm Sự] Vợ Tâm Lý Giúp Chồng Yếu Sinh Lý Lấy Lại Phong Độ Nhờ Bài Thuốc Nam

Tràn Lan Thuốc Yếu Sinh Lý – Nam Giới Nên Chọn Loại Nào Để Không Mất Tiền Oan?

Ẩn