Những con đường lây nhiễm của bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm và ngày càng có tỉ lệ người mắc bệnh cao. Trong bài viết hôm nay, chuyenkhoanamhoc.com xin chia sẻ với quý độc giả những con đường lây nhiễm của bệnh giang mai để mọi người có biện pháp phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả.
1. Giang mai là bệnh gì?
Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn nhạt màu có hình dạng giống lò xo tên Treponema pallidum gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn nhỏ và yếu nhưng lại sống lâu ở những nơi ẩm ướt trong cơ thể người, tuy nhiên lại dễ chết khi ra ngoài cơ thể. Xoắn khuẩn Treponema pallidum có tính truyền nhiễm rất cao và lây qua đường tình dục là chính. Mặc dù y học hiện đại ngày càng phát triển những vẫn chưa có biện pháp loại bỏ vi khuẩn này triệt để mà chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của chúng mà thôi.
2. Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Giải đáp thắc mắc bệnh giang mai lây qua đường nào của mọi người để biết mà phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Thông thường, bệnh chủ yếu lây nhiễm qua các con đường sau đây:
a. Lây nhiễm qua đường tình dục
Cũng giống như các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như sùi mào gà, bệnh lậu… có tới 80 % tổng số người mắc bệnh giang mai chủ yếu là lây nhiễm qua con đường tình dục. Niêm mạc của bộ phận sinh dục rất mỏng manh nên khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình đồng giới hay khác giới mắc bệnh giang mai thì vùng da này dễ bị tổn thương, xoắn khuẩn giang mai dễ dàng xâm nhập và tăng nguy cơ bị lây bệnh.
b. Lây truyền từ mẹ sang con
Nếu người mẹ bị mắc bệnh giang mai trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể bị sẩy thai hoặc khiến thai chết lưu do lây bệnh qua nhau thai. Vì bệnh giang mai có thể lây từ mẹ sang con nên nếu thai nhi được sinh ra cũng sẽ bị dị tật và phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác. Do đó, những đứa trẻ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh thường là bị lây nhiễm từ người mẹ.
c. Gian mai lây nhiễm theo đường máu
Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua đường máu nếu bạn nhận máu của người bị mắc bệnh giang mai hoặc truyền máu trực tiếp cho người bị bệnh này. Khi đó, các xoắn khuẩn Treponema pallidum sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn và phát triển rất nhanh. Do đó, cần chú ý cẩn trọng để đảm bảo an toàn khi thực hiện các hình thức tiêm chích, truyền máu…
d. Lây nhiễm do tiếp xúc với xoắn khuẩn
Việc dùng chung khăn mặt, quần áo hay các đồ dùng cá nhân có lên hệ trực tiếp với người bệnh, dính nội tiết chứa vi trùng cùa người bệnh cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh giang mai. Ngoài ra, khi cơ thể có vết xước, vết thương hở cũng khiến xoắn khuẩn giang mai dễ xâm nhập vào cơ thể và phát bệnh.
Thời gian ủ bệnh giang mai trung bình khoảng 3-4 tuần. Sau đó xuất hiện các dấu hiệu bệnh giang mai khi phát như nổi hạch ở bẹn, các vết trợt, ra nhiều khí hư, đau lưng, đau mỏi xương chậu… Do đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhằm ngăn chặn bệnh kịp thời.
Ngày đăng: 12/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:22 AM , 12/09/2021
Bài được quan tâm
Khám phá ngay liệu trình giúp tăng cường sinh lý nam tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
7 cách làm to dương vật giúp cậu nhỏ to và dài lên vài “centimet”
Liệu pháp tăng cường sinh lý cho hiệu quả trông thấy từng ngày do chuyên gia tiết lộ
Phụ nữ ham muốn tình dục nhất ở tuổi bao nhiêu? Giải mã bí ẩn
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!