Khi bị thận yếu nên uống nhiều nước hay không?
Bị thận yếu có nên uống nhiều nước hay không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người mắc chứng thận yếu. Nhìn chung, khi thận yếu chức năng đào thải diễn ra kém, sự ứ động ở thận sẽ dẫn đến tăng protein máu. Vì vậy, bệnh nhân cần phải được uống thuốc lợi tiểu để đào thải bớt độc tố.
Bị thận yếu có nên uống nhiều nước?
70% cơ thể chúng ta là nước, nước đóng vai trò quan trọng trọng việc chuyển hóa các chất thành nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể. Lượng nước khuyến cáo được dùng cho người khỏe mạnh có thể hấp thu tốt là từ 2-2.5 lít nước, trong đó chỉ không chỉ mỗi nước lọc, mà còn có cả nước từ hoa quả tươi, canh, rau.
Bệnh nhân thận yếu gặp vấn đề ở chức năng lọc của thận, nếu uống nhiều nước hơn so với người bình thường liệu có thể tạo áp lực làm việc cho thận vốn đã không khỏe mạnh?.
Để giải thích cho điều này, bác sĩ Lê Thị Hải (viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết: người mắc chức thận yếu không nên vì sợ tiểu nhiều mả giảm lượng nước uống mỗi ngày. Uống nước quá ít sẽ khiến chức năng hoạt động ở các tế bào bị rối loạn, biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu da bong tróc thành từng mảng, da khô, nứt nẻ môi, chân tay, tóc xơ cứng.
Ngược lại, nếu dư thừa nước trong cơ thể thì lại càng nguy hiểm hơn. Nguyên nhân là do nước quá nhiều khiến thận phải hoạt động hết công suất để lọc và đào thải, dẫn đến quá tải khiến chất điện giải ở máu bị rối loạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của não bộ.
Thận yếu uống bao nhiêu nước là đủ?
Theo PGS.TS Trần Đình Toàn (Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Hữu Nghị): có nhiều bệnh liên quan đến thận, thường gặp phổ biến là viên cầu thận cấp/ mãn tính, suy thận… Tùy vào nguyên nhângây bệnh sẽ quyết định liều lượng nước cần uống như thế nào.
“Nguyên tắc chung” cần đảm bảo cho bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến thận đó là phải đảm bảo đủ nước cho cơ thể. Trung bình mỗi người cần từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày.
– Nếu tiểu ít, cần phải uống nhiều nước hoặc truyền nước để bù lại. Nếu bị đái tháo nhạt (tiểu đường nhẹ), cũng cần phải bổ sung lượng nước phù hợp tùy tình trạng bệnh.
– Giai đoạn suy thận nặng, bác sĩ sẽ yêu cẩu bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm bớt gánh nặng làm việc cho thận, còn thông thường, lượng nước uống sẽ tùy theo nhu cầu, không cần phải quá nghiêm ngặt.
Theo PGS Trần Văn Chất (Khoa thận – Bệnh viện Bạch Mai), trong nhiều trường bệnh nhân có biểu hiện phù to hoặc bước vào giai đoạn suy thận cấp vô niệu thì cần phải thực hiện theo liệu pháp dinh dưỡng nghiêm ngặt, hạn chế bớt natri và lượng nước đưa vào trong cơ thể.
Cần đảm bảo cân bằng được cả lượng nước vào và ra. Trong đó:
- Lượng nước vào phải bao gồm nước ướng, nước chuyển hóa từ thức ăn (khoảng 300ml/ngày), nước canh và dịch truyền vào cơ thể.
- Lượng nước ra bao gồm: nước tiểu trong suốt 24h, lượng nước thoát ra từ phân và hơi thở, lượng nước mất đi theo đường mồ hôi (khoảng 500ml/ngày).
Nếu lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra sẽ gây ra hiện tượng phù, suy tim, tăng huyết áp. Ngược lại, nếu lượng nước vào nhỏ hơn nước ra sẽ dẫn đến tình trạng mất nước dẫn đến hạ huyết áp, khiến da nhăn nheo và gây choáng tạm thời.
THÔNG TIN THÊM:
Ngày đăng: 12/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:31 AM , 12/09/2021
Cho em hoi em uong nuoc cung nhieu lam nhung di tieu cung nhieu vay co bi benh than khong