Dấu hiệu bệnh sỏi thận và cách nhận biết
Sỏi thận là căn bệnh đường tiết niệu có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao, thường tiến triển âm thầm rồi bùng phát đột ngột khiến người bệnh trở tay không kịp. Tìm hiểu dấu hiệu bệnh sỏi thận và cách nhận biết sẽ giúp bạn phát hiện căn bệnh này sớm và điều trị kịp thời.
Sỏi thận hình thành như thế nào?
Sỏi thận hình thành do sự lắng đọng các chất khoáng có trong nước tiểu như canxi, natri, oxalat, phốt-pho, muối urat, cystine ở đài thận, bể thận. Vì nhiều nguyên nhân, các chất này không được hòa tan và đi ra ngoài theo nước tiểu mà kết tinh và lắng đọng lại tạo thành sỏi trong thận. Tùy theo thời gian lắng đọng dài hay ngắn, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước các viên sỏi có sự khác nhau.
Sỏi có thể hình thành và di chuyển trên đường đi của nước tiểu như sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi thận… Do cấu tạo của thận có nhiều kẽ và ngách mà dễ lắng đọng tạo sỏi hơn. Sỏi thận được hình thành qua một thời gian dài thì mức độ nguy hiểm, nguy cơ xuất hiện biến chứng càng cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống bệnh nhân.
Dấu hiệu bệnh sỏi thận và cách nhận biết
Quá trình hình thành sỏi thận thường diễn ra âm thầm và ít có biểu hiện rõ ràng nên rất khó nhận biết sớm. Thông thường, bệnh nhân chỉ phát hiện mình mắc bệnh này khi cảm thấy những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới hoặc khi đi khám và xét nghiệm.
Với những viên sỏi nhỏ hoặc rất nhỏ, chúng có thể được tống ra ngoài qua nước tiểu và không xuất hiện triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu những viên sỏi quá lớn thường bị mắc kẹt lại trong thận, làm suy giảm chức năng của thận và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là suy thận.
Bạn có thể nhận biết mình có mắc bệnh sỏi thận hay không qua các dấu hiệu sau đây:
1.Đau
Khi sỏi di chuyển xuống bụng, bẹn hay đùi, nếu người bệnh cử động hoặc thay đổi tư thế sẽ cảm thấy đau thắt ở vùng eo, hông, đau ở hai hố lưng rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới rồi xuống đùi kèm theo buồn nôn, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng… do viên sỏi làm tắc bể thận và niệu quản.
Nếu viên sỏi vừa hoặc sỏi lớn nằm ở bể thận có thể gây đau âm ỉ. Nếu sỏi chặn đường đi của nước tiểu sẽ khiến nước tiểu bị tắc và gây đau. Nước tiểu tắc nhiều hay ít thì cơn đau cũng khác nhau.Đau một bên nếu bị sỏi một bên thận hoặc đau cả hai bên hố thắt lưng nếu bị sỏi cả hai thận.
2.Tiểu ra máu
Sỏi di chuyển bên trong niệu quản có thể gây tổn thương đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn khiến thận bị tổn thương, gây đau kèm tiểu ra máu. Những viên sỏi to vừa, khi theo nước tiểu ra ngoài cũng có thể va vào thành niệu quản gây trầy xước và làm chảy máu. Tiểu ra máu thường xuất hiện khi người bệnh bị đau nặng hoặc lao động nặng, lao động quá sức.
2.Sốt cao
Người mắc bệnh sỏi thận thường có dấu hiệu sốt cao 38 – 39 oC, rét run, ra mồ hôi, ớn lạnh… Nếu kèm theo đau hông, đau lưng, tiểu buốt, tiểu đau, nước tiểu đục có thể là do sỏi thận gây nhiễm khuẩn dẫn đến viêm thận hay viêm bể thận cấp.
3.Tắc nghẽn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ… Đường tiết niệu bị tắc nghẽn do bị sỏi chặn sẽ khiến bệnh nhân bí tiểu từng lúc hoặc hoàn toàn. Nếu viên sỏi di chuyển vị trí, nước tiểu có thể rỉ ra nhưng nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu khiến nước tiểu tích tụ trong thận, không thoát ra ngoài được và gây đau nặng hơn.
Khi nhận thấy mình mắc phải các dấu hiệu trên đây, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Ngày đăng: 12/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:23 AM , 12/09/2021
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!