Khi bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?
Ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh sỏi thận, người bệnh cần phải biết khi bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì bởi sỏi thận là sự lắng đọng những chất mà lẽ ra có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi. Theo thời gian, nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết xuống bàng quang và đưa sỏi ra ngoài. Sỏi hình thành ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và có khả năng di chuyển. Tuy nhiên nếu viên sỏi quá lớn thì không thể tự thoát ra ngoài và cần làm phẫu thuật. Vì vậy, nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để tránh phiền phức do bệnh này mang lại.
Khi bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?
1.Những thực phẩm người bị sỏi thận nên ăn
– Thực phẩm giàu canxi: Canxi không gây ảnh hưởng xấu mà thực chất giúp cho đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn và làm giảm nguy cơ thận yếu, sỏi thận. Mỗi ngày bổ sung 1 hộp sữa chua hay 1 miếng phô mai là cách tốt để tránh bị sỏi thận. Các thực phẩm như tôm, cua, cá, các loại rau có màu xanh đậm,… cũng giúp cho cơ thể bạn được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết.
– Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn nên cung cấp cho cơ thể đủ 2 – 3 lít nước. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn hoạt động tốt hơn, giảm áp lực cho hệ tiết niệu cũng như giúp bạn phòng ngừa được bệnh sỏi thận. Tốt nhất nên chia làm nhiều lần uống trong ngày, không nên uống một lúc quá nhiều nước.
– Rau xanh: Trong khẩu phần ăn của người sỏi thận nên có các loại rau mát như rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau má,… Không chỉ giúp hệ tiêu hóa được bổ sung các vitamin, chất xơ hữu ích, các loại rau xanh cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
– Trái cây: Ăn hay uống nước ép cà chua, cà rốt, chanh, bưởi vào buổi sáng là cách tốt cho bênh nhân sỏi thận.
2.Bị sỏi thận nên kiêng những thực phẩm sau:
– Thịt bò, thịt gia cầm, và cá: Trong các thực phẩm này chứa nhiều protein khiến oxalate trong nước tiểu tăng cao, dễ hình thành sỏi thận.
– Nội tạng động vật: gan, lòng,… động vật sẽ làm tăng axit uric, tăng nguy cơ sỏi thận.
– Thực phẩm chứa nhiều oxalate: Đậu phộng, sô cô la, cà phê, củ cải đường,… cũng là những thực phẩm mà người bị sỏi thận không nên ăn.
– Các loại rau làm tăng axit uric như: súp lơ, rau bina, măng tây và nấm,… cũng là nguyên nhân gây sỏi thận cần hạn chế sử dụng. Bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm khác trong thực đơn hàng ngày để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Trái cây có hàm lượng oxalate cao: dâu tây, việt quất, nho khô,… Sử dụng nhiều thực phẩm có thành phần này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
– Chế biến thức ăn nhạt: Khi chế biến món ăn nên chế biến nhạt một chút, vì nếu ăn quá mặn dễ hình thành sỏi thận. Không nên dùng quá nhiều muối, hạn chế nêm nhiều gia vị mặn như bột nêm, hạn chế dùng thêm các thức chấm mặn như nước tương, muối tiêu chanh, muối ớt,…
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về chế độ dinh dưỡng cũng như những vấn đề cần tránh khi bị sỏi thận. Hi vọng với những thông tin sau bạn có thể xây dựng cho mình một thực đơn lý tưởng và tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Ngày đăng: 12/09/2021 - Cập nhật lúc: 12:22 AM , 12/09/2021
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!